Lịch Sử Chiếc Đồng Hồ Cơ Kháng Từ Trường Đầu Tiên Trên Thế Giới Của Tissot

Được đánh giá là một phát minh vĩ đại của ngành công nghiệp đồng hồ thế giới được trình làng vào năm 1930, đồng hồ cơ kháng từ trường của thương hiệu đồng hồ Tissot đã giải quyết được “bài toán khó” về tác động của từ trường lên những chiếc đồng hồ đeo tay trong sự ngỡ ngàng và thán phục của thế giới, đưa danh tiếng và tên tuổi của hãng đồng hồ Thụy Sỹ Tissot vươn xa toàn thế giới.



Cùng DongHoTanTan.Vn khám phá về lịch sử phát triển bộ máy cơ chống từ trường đầu tiên trên thế giới đến từ Thụy Sỹ, đất nước của những “Vua” đồng hồ trong bài viết ngay dưới đây nhé.

Lịch sử bộ máy cơ chống từ trường của đồng hồ Tissot.

Bối cảnh khai sinh từ sự ra đời các vật dụng điện thoại bàn, radio,...

Vào đầu thế kỷ XIX, khi những cuộc cách mạng công nghiệp lần lượt bùng nổ tại Châu Âu và Châu Mỹ. Hàng loạt những ngành công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ ra đời và phát triển mạnh mẽ. Với những phát minh về điện, động cơ đốt trong cùng những phát minh mới về thiết bị điện công nghiệp và điện gia dụng đã ngay lập tức gây nên sự ảnh hưởng đến sự hoạt động chính xác của đồng hồ cơ bởi 1 vấn đề mang tên “Từ trường”. Vào thời điểm đó là sự phát triển của các vật dụng như điện thoại bàn, máy radio,... là những vật dụng thường ngày có ẩn chứa bước sóng từ trường khá lớn, có thể gậy nhiễm điện lên chiếc đồng hồ đeo tay.


Điện thoại bàn là một trong những tác nhân gây nhiễm điện ở đồng hồ đeo tay

Những tác động của từ trường có thể khiến chiếc đồng hồ của bạn trở thành “đứa con của thần gió” với tốc độ chạy nhanh thần sầu hay bị “mát” hồi nào không hay. Khiến cho người dùng cảm thấy rất khó chịu và bực bội khi sử dụng đồng hồ vì không biết chúng sẽ nhiễm từ lúc nào và lúc nào sẽ bị hư hỏng nếu họ không cẩn thận. Khoảng giữa thế kỷ XIX các thương hiệu đồng hồ Thụy Sỹ lúc bấy giờ như Omega, Vacheron Constantin, Longines,… và cả thương hiệu đồng hồ Tissot đều chạy đua trong cuộc tìm kiếm công nghệ và vật liệu để có thể chế tạo ra một chiếc đồng hồ có khả năng kháng từ tính cho đồng hồ. Đảm bảo độ chính xác tối ưu cũng như hạn chế sự hư hỏng cho người dùng.


Một trong những nguyên bản thiết kế mẫu đồng hồ chống từ trường đầu tiên của Tissot

Vào những năm đầu thập niên 20 -30 của thế kỷ XX khi ngành sản xuất và chế tác đồng hồ ngày càng phát triển vượt trội. Bên cạnh những bộ máy, vật liệu, chức năng đồng hồ các nhà chế tác còn đặc biệt quan tâm tới những ảnh hưởng của từ trường lên chiếc đồng hồ của mình.

Sự ra đời của bộ máy cơ chống từ trường Tissot.

Vacheron Constantin được cho là người mở đầu trong việc nghiên cứu để tìm kiếm tính năng chống từ tính cho đồng hồ từ những năm 1846. Tuy nhiên, kết quả không mấy khả quan. Vào năm 1896, nhà khoa học Charles Edouard Guillaume phát hiện ra hợp kim Invar và Elinva. Đây là 2 hợp kim có khả năng chống từ tính đầu tiên trên thế giới. Cũng nhờ phát minh này mà Charles đã nhận được giải Nobel về Vật Lý ngay sau đó. Vào năm 1915 Vacheron Constantin trình làng phiên bản đồng hồ quả lắc chống từ tính đầu tiên trên thế giới. Cũng trong năm 1915, hãng Tavannes đã cho ra đồng hồ đeo tay Submarine kháng từ đầu tiên nhưng chưa đạt hiệu quả mong muốn. Và phải 15 năm sau tức là vào năm 1930 mẫu đồng hồ đeo tay kháng từ hoàn chỉnh đầu tiên thế giới mới được ra đời. Điều đặc biệt ở đây là nó không đến từ Vacheron Constantin hay Tavannes mà lại đến từ thương hiệu đồng hồ Tissot với cái tên Tissot Antimagnetique.


Có thể nói Tissot Antimagnetique chính là một trong những phát minh vĩ đại nhất trong lịch sử phát triển của Tissot. Cùng việc tinh giản hiệu quả được bộ máy và khả năng sản xuất hàng loạt mẫu Antimagnetique đã đưa Tissot trở thành thương hiệu chế tạo đồng hồ đeo tay sở hữu bộ máy cơ kháng từ đầu tiên trên thế giới. Đồng thời mở ra một kỷ nguyên phát triển rực rỡ cho thương hiệu đồng hồ Tissot cho đến tận ngày nay.


Nguyên lý kháng từ tính của bộ máy đồng hồ Tissot Antimagnetique.

Mẫu đồng hồ Tissot Antimagnetique chính hãng được đánh giá là đạt tiêu chuẩn ISO 764 Horology về khả năng kháng từ trường. Tiêu chuẩn ISO 764 Horology hay tương đương với DIN 8309 (tiêu chuẩn mới của Đức) được thành lập để xác định khả năng kháng từ của đồng hồ đeo tay. Theo đó, một chiếc đồng hồ thông thường phải có khả năng chịu được từ trường tiếp xúc trực tiếp ít nhất là 4800 A/h và độ chính xác ± 30 giây/ngày vượt qua thời gian quy định trong khi đo thì mới được xem là một chiếc đồng hồ kháng từ tính.


Những chiếc đồng hồ Tissot Antimagnetique được chế tạo từ một trong 2 hoặc cả 2 nguyên lý kháng từ dưới đây với mong muốn mang lại khả năng kháng từ tốt nhất. Nguyên lý thứ nhất: Sử dụng những loại vật liệu kháng từ để những tác động của lực từ trường không gây ảnh hưởng đến sự vận hành cho độ chính xác đồng hồ. Trong các chế tác đồng hồ của mình, hãng Tissot đã sử dụng 2 loại hợp kim kháng từ là Nivarox (Sắt + Niken + Carbon + Crom) và Glucydur (Beryllium + Đồng) trong chế tác đồng hồ Tissot Antimagnetique Watch .. Đây là 2 hợp kim kháng từ tốt nhất lúc bấy giờ giúp đồng hồ Tissot miễn nhiễm với từ tính. Ngoài ra, một số loại hợp kim kháng từ khác được phát minh trong giai đoạn này có thể kể đến như là: Nivarox (Sắt + Niken + Crom + Titan + Beryllium) hay Elinvar cũng tương tự như Invar nhưng khả năng kháng từ yếu hơn. Nguyên lý thứ hai: hay còn gọi là nguyên lý lồng Pharaday. Khi chế tác đồng hồ Tissot kháng từ các nhà chế tác không quan tâm đến bộ máy cơ bên trong được làm từ chất liệu gì, có kháng từ hay không. Mà tập trung vào chất liệu vỏ đồng hồ phải có khả năng dẫn từ cao. Có nghĩa là khi bộ máy đồng hồ Tissot cơ của bạn được bao bọc bởi lớp vỏ có khả năng hấp dẫn từ trường thì từ trường sẽ chỉ chạy xung quanh vỏ chứ không tác động hay gây ảnh hưởng đến bộ máy đồng hồ bên trong. Để chắc chắn, trong bộ máy đồng hồ Tissot chính hãng còn được phủ thêm một lớp sắt mềm để ngăn chặn khả năng hình thành từ trường bên trong bộ máy. Đảm bảo cho chiếc Tissot Antimagnetique vận hành êm ái và chính xác. Ngoài ra, Tissot ngày nay còn có nguyên lý thứ ba vô cùng hiệu quả vượt trội hơn cả công dụng của các hợp kim chống từ hay cơ chế chống từ bằng lồng Faraday truyền thống, đó là sự dụng bánh cân bằng bằng chất liệu Silicon.


Hãng đồng hồ Longines cũng áp dụng ngyuên lý thứ ba này vào bộ sưu tập Longines Record, BST đồng hồ cơ chuẩn Chronometer chứng nhận COSC rất nổi tiếng của hãng.

Sở hữu khối lượng chỉ khoảng 28 đơn vị Cacbon, Silicon nhẹ hơn rất nhiều so với các loại hợp kim truyền thống, do vậy nó mang tới những bộ máy cơ có khối lượng và kích thước gọn, nhẹ đặc biệt thích hợp để sản xuất những đồng hồ cơ có kiểu dáng gọn nhẹ dành riêng cho nữ giới. Đồng thời, Silicon còn duy trì độ đàn hồi cao – là một lựa chọn thông minh góp phần nâng cao tần số dao động giúp đồng hồ hoạt động chính xác hơn, bền bỉ hơn nhiều lần, thậm chí còn xác lập mức kỷ lục tần số dao động lên tới 72.000vph (trong khi mức phổ biến trong đồng hồ Nhật đến đồng hồ Thuỵ Sỹ là 21.600vph, 28.800vph, còn trong những mẫu đồng hồ cao cấp là 36.000vph). Cho dù tiếp xúc với từ trường mạnh đến đâu, đồng hồ vận động bằng dây tóc bánh cân bằng Silicon vẫn hoạt động rất tốt mà không hề bị ảnh hưởng. Do vậy, khi nhắc tới Silicon giới mộ điệu thốt lên “Silicon chính là khắc tinh của từ trường”. Nguyên lý thứ ba này được Tissot áp dụng cho mẫu đồng hồ Tissot Luxury Automatic Powermatic 80 rất nổi tiếng của hãng, với dây tóc bánh xe cân bằng làm bằng Silicon giúp mẫu đồng hồ này đạt khả năng chống từ lên đến 1000 Gauss, có độ chính xác giờ chuẩn Chronometer chứng nhận từ Hiệp hội COSC và thêm khả năng trữ cót lên đến 80 giờ, gấp đôi các mẫu đồng hồ thông thường, cùng mức giá cả phải chăng khiến đây là mẫu đồng hồ rất được nhiều người săn lùng.


Sự phát triển của đồng hồ cơ kháng từ trường sau Tissot

Có thể nói sự ra đời của Tissot Antimagnetique chính là phát súng đầu tiên cho cuộc cách mạng đồng hồ kháng từ trên thế giới. Bởi sự xuất hiện của hàng loạt những cỗ máy đồng hồ kháng từ với những tính năng ưu việt hơn như: Rolex Milgauss (1954) với khả năng kháng từ lên đến 1000 gauss, phù hợp với những người làm việc trong môi trường hạt nhân, máy bay và những thiết bị y tế có từ trường mạnh. Ingenieur Reference 3508 (1989) có khả năng kháng từ cực mạnh lên đến 500.000 A/m đến từ thương hiệu IWC. Đồng hồ Omega Globemaster 130.33.39.21.03.001, chiếc đồng hồ đầu tiên đạt chuẩn Master Chronometer, một tiêu chuẩn Chronometer khắc ngiệt hơn cả chuẩn của COSC. Chiếc Omega Globe Master này không những có độ chính xác ổn định rất cao, độ sai số chỉ 0 – 5 giây/ngày, mà còn có khả năng chống nước, chịu nhiệt độ cực tốt, khả năng kháng lực từ trường lên tới 15,000 gauss một giới hạn mà hiện nay chưa có hãng đồng hồ nào vượt qua.


Hay mới nhất là cỗ máy Chronometer Powermatic 80 với khả năng chống từ lên đến 1000 Gauss, độ chính xác chuẩn Chronometer chứng nhận COSC cùng khả năng trữ cót lên đến 80 giờ vô cùng nổi bật.

Đồng hồ Tissot Antimagnetique nằm trong bộ sưu tập Heritage, với giá đồng hồ Tissot Antimagnetique hiện nay nói riêng và đồng hồ Tissot sở hữu bộ máy cơ kháng từ nói chung nằm trong khoảng từ 15 triệu trở lên. Tùy thuộc vào chất liệu, dòng sản phẩm mà mức giá của những mẫu đồng hồ Tissot chính hãng này là khác nhau. Đặc biệt có nhiều mẫu đồng hồ Tissot có mức giá khủng lên tới hàng ngàn đô mỗi chiếc.


Trên đây lịch sử phải triển bộ máy cơ chống từ trường đầu tiên trên thế giới đến từ thương hiệu đồng hồ Tissot mà DongHoTanTan.vn muốn giới thiệu đến bạn đọc. Có thể nói với những đóng góp của mình Tissot đã mở ra một kỷ nguyên mới cho sự phát triển của ngành đồng hồ trên thế giới.


Khắc phục sự cố nhiễm từ trường của đồng hồ ở đâu?

Từ trường mạnh ảnh hưởng rất lớn đến sai số của đồng hồ, vì vậy khi bạn chọn mua một chiếc đồng hồ thì luôn chuyên gia khuyến cáo nên đặt đồng hồ tránh xa những vật dụng có từ trường mạnh như ti vi, tủ lạnh,... hoặc đối với những mẫu lộ cơ thì cần tránh điện thoại di động, laptop, máy tính,v.v... để duy trì mức sai số trong khoảng hãng công bố. Nếu để bị nhiễm từ, cỗ máy thời gian sẽ hoạt động kém chính xác hoặc bị chết. Khắc phục sự cố nhiễm từ trường của đồng hồ ở đâu? Xin giới thiệu quý bạn đọc đến với cửa hàng đồng hồ Tân Tân. Đồng hồ Tân Tân với 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh, bảo hành, sửa chữa và phân phối đồng hồ Thuỵ Sỹ, đồng hồ Nhật Bản tại các trung tâm thương mại quận 1 nói chung, được sự uỷ quyền chính thức của thương hiệu Longines nói riêng  tại TP.HCM- Việt Nam, luôn cam kết sản phẩm chính hãng 100%, giao hàng toàn quốc cùng với các chương trình bảo hành uy tín của chính hãng Bạn không cần phải lo đồng hồ bị hư, bị nhiễm từ mà không có chỗ bảo hành uy tín, khi những người thợ sửa chữa đồng hồ tại Tân Tân là những chuyên gia đồng hồ giàu kinh ngiệm hàng đầu tại Việt Nam, được đào tạo định kỳ chính thức bởi hãng đồng hồ Tissot, cùng những máy móc sửa chữa, vật liệu thay thế cho đồng hồ cũng được nhập khẩu chính hãng.

Nguồn: LỊCH SỬ CHIẾC ĐỒNG HỒ CƠ KHÁNG TỪ TRƯỜNG ĐẦU TIÊN TRÊN THẾ GIỚI CỦA TISSOT

Xem thêm: BẬT MÍ SỨC MẠNH VÀ QUYỀN NĂNG CỦA BỘ MÁY ĐỒNG HỒ TISSOT CƠ TOP 4 CHỨC NĂNG PHỨC TẠP TẠO NÊN TÊN TUỔI ĐỒNG HỒ THỤY SỸ Đồng Hồ Nam Bulova Frank Sinatra The Best is Yet to Come 97B195 Đồng Hồ Nam The Longines Master Collection L2.893.4.77.6 ĐỒNG HỒ CITIZEN QUARTZ CÓ TỐT KHÔNG? ĐỒNG HỒ CITIZEN QUARTZ CÓ MỨC GIÁ BAO NHIÊU? KHÁM PHÁ BỘ MÁY QUYỀN NĂNG CỦA ĐỒNG HỒ BULOVA ACCUTRON PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH BÓNG MẶT KÍNH ĐỒNG HỒ BỊ XƯỚC HIỆU QUẢ CÁCH PHỐI TRANG PHỤC CHUẨN VỚI ĐỒNG HỒ TISSOT 1853 DÂY DA ĐÁNH GIÁ ĐỒNG HỒ TISSOT PRC 200: ĐẲNG CẤP QUÝ ÔNG Đồng hồ Nữ Tissot Bella Ora T103.310.36.111.01 REVIEW NHỮNG MẪU ĐỒNG HỒ OMEGA NỔI TIẾNG – P2 SỰ LÊN NGÔI CỦA ĐỒNG HỒ CITIZEN NỮ 2018

Đồng Hồ Nam Citizen AK5000-03A

Đồng Hồ Nữ Movado 1881 Automatic 0606920

ĐỒNG HỒ BULOVA LIMITED 96B226 - VỊ THẾ CỦA KẺ BẢN LĨNH

Lịch Sử Chiếc Đồng Hồ Cơ Kháng Từ Trường Đầu Tiên Trên Thế Giới Của Tissot

 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

CHẤT LIỆU KÍNH SAPPHIRE TRÊN ĐỒNG HỒ TISSOT NAM

CẨM NANG CHỌN ĐỒNG HỒ TISSOT ĐÚNG CHUẨN DÀNH CHO PHÁI MẠNH

Đồng Hồ Nam Bulova Maquina 98A237