TÌM HIỂU ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CÁC LOẠI MẶT KÍNH ĐỒNG HỒ

Mặt kính đồng hồ được ví như là “tấm khiên” bảo vệ mặt số đồng hồ khỏi các chất lỏng và các tác động ngoại lực; đồng thời, chúng còn giúp đồng hồ tăng thêm vẻ rạng ngời bởi vẻ đẹp tinh khiết, lấp lánh dưới ánh sáng. Mặt kính đồng hồ là một bộ phận “mặt tiền” rất quan trọng, các hãng đồng hồ luôn cố gắng, nỗ lực nghiên cứu, sáng tạo ra các chất liệu tốt nhất để tạo nên mặt kính cứng cáp, chắc chắn nhất mà không kém phần rạng rỡ, thanh khiết, tôn lên thêm vẻ đẹp cho đồng hồ.



Hiện nay có 3 vật liệu phổ biến nhất để làm nên mặt kính đồng hồ: kính nhựa Mica, kính khoáng, kính sapphire. Mỗi loại kính đều có những ưu, nhược điểm riêng để sử dụng cho từng dòng đồng hồ riêng biệt. Bằng cách nắm vững các ưu, nhược điểm của các loại kính mà ta có thể biết cách lựa chọn, sắm sửa và bảo dưỡng cho chiếc đồng hồ thân yêu của mình một cách tốt nhất.

Ưu, nhược điểm các loại mặt kính đồng hồ

Kính nhựa Mica (Acrylic):


Ưu điểm: • Giá rẻ. • Dẻo, dễ tạo nên nhiều kiểu mặt kính độc đáo cho các dòng đồng hồ thời trang. • Dễ đánh bóng, bảo dưỡng mặt kính. Nhược điểm: • Độ cứng yếu nhất trong tất cả các loại mặt kính, chỉ đạt 300 vicker (VK), nên chúng rất dễ dàng bị trầy xước, Tuy thế, khi bị vật cứng tác động mạnh, nhờ độ dẻo và độ đàn hồi cao, chúng sẽ không vỡ vụn hoàn toàn mà chỉ bị các vết nứt, chúng vẫn còn có thể bảo vệ mặt đồng hồ tốt, vẫn không thấm nước và còn tiếp tục sử dụng được, nhưng về độ thẩm mỹ thì thật khó chấp nhận. Với các đặc tính giá thành rẻ, dễ tạo kiểu, dễ trầy xước nhưng vẫn có thể đánh bóng lại như mới. Kính nhựa mica thường thấy trong các đồng hồ cho trẻ em, đồng hồ thời trang và đồng hồ giá rẻ.

Kính khoáng


Ưu điểm: • Giá rẻ • Độ bền chắc cao – chịu tác động ngoại lực tốt • Dễ đánh bóng, bảo dưỡng mặt kính. Khuyết điểm: • Dễ trầy xước. Đây là chất liệu thông dụng nhất cho mặt kính đồng hồ bởi chúng có các ưu điểm và các đặc tính bổ trợ cho khuyêt điểm của hai dòng kính mica và sapphire. Kính khoáng cứng hơn, chống xước tốt hơn kính mica và giá thành rẻ hơn sapphire. Tuy thế, các đặc tính của chúng không quá nổi trội mà chỉ nằm ở mức trung bình giữa hai dòng kính mica và sapphire. Về độ cứng, kính khoáng nhỉnh hơn kính mica một chút (400 vk) nhưng tất nhiên thua xa kính sapphire, kính khoáng vẫn dễ bị các vết trầy xước gây nên bởi các vật cứng hơn chúng. Tuy thế chúng có thể được đánh bóng lại như mới với giá thành rẻ giống như kính nhựa mica. Điểm nổi bật nhất của kính này là khả năng chịu lực của chúng cực tốt, thuộc dạng tốt nhất trong 3 loại kính. Người ta thí nghiệm dùng 1 khối thép nặng 63 gam thả xuống mặt kính từ các độ cao tăng dần cho đến khi kính vỡ. Kính cứng phải hấp thụ 1 năng lượng tương đương 0,16 – 0,21 J mới vỡ. Còn kính sapphire chỉ cần năng lượng tương đương 0,08 – 0,18 J là đã vỡ rồi. Suy ra, độ chắc chắn của kính cứng tốt hơn nhiều với kính sapphire.

Kính sapphire:


Ưu điểm: • Chống ăn mòn tốt. • Chống trầy xước cực tốt. • Chống va đập tốt • Bắt ánh sáng tốt, tạo nên vẻ lấp lánh, sang trọng nhất trong các chất liệu mặt kính. • Độ trong suốt cao. Nhược điểm: • Giá thành cao. • Có khả năng bị vỡ vụn hơn 2 loại kính kia ( mặc dù đây là trường hợp cực kì hiếm thấy) do kính sapphire rất cứng nhưng không có độ đàn hồi, không có độ dẻo nên giòn và dễ gãy vụn khi bị vật cứng hơn tác động cực mạnh vào. • Khi bị trầy xước thì không thể đánh bóng làm mới lại được Đây là chất liệu mặt kính đắt tiền nhất, và đang được các hãng đồng hồ tận dụng rất phổ biến cho những dòng đồng hồ cao cấp những năm gần đây. Sapphire, xuất phát từ tiếng Hy Lạp, nghĩa là “đá xanh”, được tìm thấy trong thiên nhiên ở các trầm tích, thuộc nhóm đá quý, với thành phần chính là tinh thể nhôm oxit (Al2O3). Kính sapphire được ráp vào đồng hồ là sapphire nhân tạo hay còn gọi là sapphire tổng hợp. Quy trình sản xuất sapphire nhân tạo được sáng chế bởi nhà hóa học người Pháp Auguste Verneuil vào năm 1902. Đây cũng chính là một trong những phương pháp sản xuất sapphire ít tốn kém và hiệu quả nhất hiện nay.


Quy trình tạo tinh thể Sapphire.Điểm đặc biệt đáng quan tâm nhất của loại kính đắt tiền này là độ cứng rất cao (1000vk), có khả năng chống trầy xước cực tốt, và chỉ có hai loại khoáng chất quí hiếm khác có thể vượt qua được độ cứng của sapphire (9) trên thang đo Mohs; là moissanite (9,25) và kim cương (10). Điều này có nghĩa là, không có vật liệu nào khác có thể tạo ra vết trầy lên mặt kính sapphire, ngoại trừ, tất nhiên, những vật liệu bằng sapphire và hai vật liệu duy nhất cứng hơn sapphire. Để tận dụng được ưu điểm chất liệu này, đồng thời hạ giá thành, chi phí sản phẩm, mặt kính sapphire đồngh hồ có thể được tráng mỏng ở mặt ngoài với kính khoáng ở mặt trong. Giá cả, chất lượng của loại mặt kính này phụ thuộc vào độ dày mỏng của lớp sapphire. Tuy nhiên khi sapphire được tráng chung với loại kính khác thì chất lượng sapphire với mặt kính sẽ kém đi rất nhiều so với khi không được tráng chung. Nếu có thể, bạn hãy mua dòng đồng hồ có mặt kính sapphire nguyên khối của các thương hiệu uy tín, hoặc mua các dòng đồng hồ có mặt kính khoáng được làm dày nếu bạn không phải thuộc típ “đi nhẹ nói khẽ” trong việc sử dụng đồng hồ.

Nguyên tắc trong việc giữ gìn mặt kính đồng hồ

“Của bền tại người”. Kính sapphire chống trầy xước cao nhưng không có nghĩa là nó sẽ không bị trầy, kính khoáng chịu lực tốt không có nghĩa là nó sẽ không bao giờ bị bể vỡ . Để các mặt kính luôn mới tốt tuỳ thuộc vào cách giữ gìn của bạn. Tốt nhất là, trong quá trình sử dụng, bạn vẫn nên hạn chế cho mặt kính đồng hồ tiếp xúc mạnh bạo trực tiếp với các vật liệu khác.

Đặc biệt, không nên để các đồng hồ lẫn lộn vào nhau hay để chung với các đồ trang sức khác, nhất là các trang sức có đính kim cương. Đối với mặt đồng hồ bị xước và nứt quá nhiều thì bạn nên thay kính đồng hồ ngay khi có điều kiện bởi vì từ các vết nứt, vỡ đó có thể khiến bụi bẩn dính sâu vào phía trong động cơ hoặc kim đồng hồ, làm giảm độ chính xác của nó vì bị lực cản trở. “Dưỡng vật vật trả ơn”, dù chúng có đặc tính rất bền tốt, bạn vẫn nên chú ý giữ gìn cẩn thận để không những tiết kiệm chi phí túi tiền và thời gian cất công đi sửa chữa thay thế, mà còn để chiếc đồng hồ luôn tiếp tục vai trò “nhà quản lý thời gian” lâu dài; luôn được toả ra vẻ đẹp sáng bóng, bền đẹp trên cổ tay bạn.

Xem thêm: ĐỒNG HỒ LONGINES CHÍNH HÃNG MUA Ở ĐÂU TẠI VIỆT NAM? THÀNH TỰU VÀ DANH TIẾNG CỦA THƯƠNG HIỆU ĐỒNG HỒ TISSOT SỬA ĐỒNG HỒ BULOVA Ở ĐÂU TẠI TPHCM? MOVADO MUSEUM: “TRÀO LƯU KIẾN TRÚC HIỆN ĐẠI” ĐỒNG HỒ CITIZEN CA4335 ĐỒNG HỒ ĐEO TAY CHẤT LIỆU DÂY DA – LÍ DO KHIẾN HÀNG TRIỆU NGƯỜI MÊ MUỘI LỊCH SỬ ĐỒNG HỒ CARAVELLE, ĐỒNG HỒ CARAVELLE CỦA NƯỚC NÀO? CITIZEN GIỚI THIỆU ĐỘNG CƠ ECO CHÍNH XÁC NHẤT THẾ GIỚI TẠI BASELWORLD 2018 ĐỒNG HỒ BULOVA CÓ TỐT KHÔNG? SỰ CẢM NHẬN CỦA RIÊNG BẠN KHÁI NIỆM VỀ CHUẨN CHRONOMETER VÀ 5 CHI TIẾT ĐẶC BIỆT VỀ CHỨNG NHẬN COSC ĐỒNG HỒ LONGINES HERITAGE 1973 – QUAY TRỞ LẠI THẬP NIÊN 70 BẰNG CÁCH NÀO THUỴ SỸ THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG ĐỒNG HỒ THẾ GIỚI – PHẦN 1

CÁC DỊCH VỤ SỬA CHỮA TẠI HỆ THỐNG TAN TAN WATCH

NHỮNG BỘ SƯU TẬP CỦA ĐỒNG HỒ CALVIN KLEIN (CK)

TÌM HIỂU ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CÁC LOẠI MẶT KÍNH ĐỒNG HỒ

 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

CẨM NANG CHỌN ĐỒNG HỒ TISSOT ĐÚNG CHUẨN DÀNH CHO PHÁI MẠNH

Đồng Hồ Nam Bulova Maquina 98A237

THỰC SỰ ĐỒNG HỒ CITIZEN CÓ TỐT KHÔNG?